Bơi ếch là việc mô phỏng động tác di chuyển trong nước của loài ếch rất phổ biến. Kỹ thuật bơi này là sự kết hợp hài hòa và nhuần nhuyễn giữa cả tay, chân cùng hơi thở nhịp nhàng đòi hỏi kỹ thuật cao. Như vậy, để trẻ em có thể học kỹ thuật bơi ếch, hãy để Lifeswim hướng dẫn bạn cách dạy bơi ếch cho trẻ em nhé!
1. Hướng dẫn cách dạy bơi ếch cho trẻ em kiểu bơi ếch
Bơi ếch là kiểu bơi yêu cầu kỹ thuật nên để có thể học được kiểu bơi này đúng cách và thành thạo, các bé cần tập luyện một cách bài bản theo các bước dưới đây.
Bước 1: Làm quen với nước và không gian học bơi cùng các bài tập kỹ thuật cơ bản
Làm quen với nước là bước quan trọng trước khi cho trẻ học bất kỳ kỹ năng nào trong môi trường nước. Mục đích của bước này là giúp trẻ tìm hiểu, cảm nhận nước qua các đặc tính của nước và dần thích nghi với môi trường nước, loại bỏ tâm lý sợ nước, tăng sự hứng thú với việc học bơi.
Ở bước này có một số lưu ý khi cho bé làm quen với nước:
- Độ sâu phù hợp với chiều cao của trẻ, để bé làm quen với nước ở nơi có độ sâu ngang thắt lưng hoặc ngang ngực giúp trẻ có thể đứng được.
- Làm quen với không gian bể bơi và huấn luyện viên để tạo cảm giác gần gũi giúp trẻ sẵn sàng tiếp nhận bài học hơn.
- Luôn có huấn luyện viên kèm cặp trẻ
- Ô dạy bơi phù hợp cho trẻ em là khoảng 8-12m2, với diện tích này sẽ giúp trẻ bớt cảm giác hoang mang lo lắng ở một không gian rộng lớn, từ đó bé sẽ dễ dàng để hòa nhập với lớp học hơn
Bước 2: Các bài tập kỹ năng:
1, Bài tập khởi động
Bài tập khởi động giúp kích thích cơ thể tăng tiết dịch nhờn trong các khớp của cơ thể giúp bé tăng sự dẻo dai, tránh tình trạng chuột rút, bong gân khi tập bơi. Ở bài tập này bé cần làm các động tác sau:
- Xoay cổ tay, cổ chân
- Xoay khuỷu tay, khớp gối
- Xoay khớp bả vai
- Xoay hông và eo
- Xoay khớp cổ
- Gập chân, gập lưng giúp giãn các cơ
Với mỗi động tác nên cho trẻ thực hiện 4 lần 8 nhịp để đảm bảo các khớp đều được kích thích tăng sự deo dai của các cơ trên cơ thể.
2, Bài tập đi lại, nhảy trong nước
Ở bài tập này, trẻ có thể bị ngã khi mới làm quen với nước do trẻ chưa thích nghi được với độ chòng chành của nước nên huấn luyện viên cần hỗ trợ bé bằng cách đứng ở khoảng cách phù hợp (đứng cách trẻ một sải tay với). Đây là một trong những bài tập đầu tiên giúp trẻ cảm nhận được lực cản, áp lực và lực nổi của nước giúp bé dần quen và có thể giữ thăng bằng trong nước.
Tương ứng với bài tập này bé cần thực hiện các động tác:
- Tiến, lùi, sang trái, sang phải
- Nhảy trong nước
- Kết hợp các bài tập và sử dụng tay để cảm nhận môi trường nước
Ngoài các động tác tập có thể kết hợp với trò chơi dưới nước giúp trẻ nhanh làm quen với nước. Nên cho bé thực hiện 3-5 lần với mỗi động tác.
3, Bài tập kiểm soát hơi thở trong nước
Hít hơi : Dạy bé hít sâu bằng miệng trên mặt nước sau đó dùng miệng hoặc mũi thở ra trong nước đều và chậm . Kỹ năng này giúp trẻ học cách lấy hơi bằng miệng khi ở dưới nước
Nín thở (giữ hơi): Giữ tay trẻ để trẻ hít sâu bằng miệng trên mặt nước sau đó ngậm miệng, úp mặt xuống nước nín thở một lát rồi ngẩng đầu lên trên mặt nước thở ra và lặp lại. Kỹ năng năng này giúp cho việc giữ hơi trong cơ thể được lâu hơn, từ đó trẻ sẽ nổi và bơi được lâu hơn.
Thở ra: Dùng miệng (hoặc mũi) thở ra chậm và đều trong nước đến khi gần hết hơi thì ngẩng đầu lên không cần thở hết, phần hơi còn lại vừa thở ra vửa ngẩng đầu. Khi miệng sắp rời khỏi mặt nước thì dùng sức thở mạnh khí ra. Hơi thở được đẩy ra hết sẽ giúp cho quá trình lấy hơi được lặp đi lặp lại để duy trì việc nổi trong nước giống như một chú cá.
Kỹ năng kiểm soát hơi thở bao gồm (Hít hơi – Giữ hơi – Thở ra), quá trình kiểm soát hơi thở trong nước tốt sẽ giúp trẻ học các kỹ năng dưới nước tốt hơn. Ngoài ra, kiểm soát hơi thở còn là kỹ năng vô cùng quan trọng để chinh phục bất kỳ một kiểu bơi nào.
Lưu ý:
- Khi tập kỹ năng kiểm soát hơi thở, thì nên thực hiện một cách từ từ tránh cảm giác gây ngộp đột ngột cho trẻ. Nên giúp trẻ làm quen từng bước, từ việc ngụp đến miệng, rồi đến mũi, sau đó là ngụp cả mặt và cuối cùng là ngụp cả đầu ngập trong nước. .
Tập liên tục từ 3-5 lần với mỗi động tác, và kéo dài dần thời gian bé ngập đầu trong nước để tăng khả năng kiểm soát hơi thở cho bé, sau đó tăng số lượng dần trong những buổi tập tiếp theo.
4, Bài tập nổi trong nước
Mục đích là giúp trẻ có cảm giác về lực đẩy của nước, biết giữ thăng bằng và nổi người trong nước giúp kiểm soát được cơ thể của mình ở trong môi trường nước. Các bài tập như sau:
- Tập nổi sấp (người nổi ở tư thế nằm sấp, mắt nhìn vuông góc với đáy bể): Cho trẻ
- Hai chân đứng thẳng, hai tay thả lỏng duỗi về trước. Sau khi hít hơi thật sâu,. toàn thân i ngả nhoài về trước và cúi đầu úp mặt ở tư thế nằm sấp song song với đáy bể và nổi lên mặt nước, tay và chân duỗi thẳng tự nhiên. Khi đứng lên thì bụng hóp lại, co chân và hai tay ấn xuống nước. Đồng thời cong lưng lại, cúi đầu và duỗi thẳng hai chân để 2 bàn chân đạp vào đáy bể và đứng lên.
Bước 3: Dạy kỹ thuật kiểu bơi ếch
- Tập kỹ thuật thở trong bơi ếch
- Tập đạp chân ếch: Với bài học mô phổng động tác đạp của Ếch (co – duỗi – đạp – khép). Ban đầu có thể cho trẻ nằm một phần người trên thành bể còn phần chân thì ở dưới nước để học kỹ năng này.
- Tập đạp chân ếch và thở
- Tập quạt tay ếch – Tập quạt tay ếch và thở
- Tập bơi ếch hoàn chỉnh
2. Một số kinh nghiệm khi học kỹ thuật bơi ếch
- Test nước trước khi trẻ tham gia khóa học bơi ếch: để huấn luyện viên nắm bắt được độ nhát nước, khả năng thích ứng và sự tập trung của trẻ giúp huấn luyên viên có thể đưa ra được lộ hình học phù hợp với cho trẻ. Lưu ý: phụ huynh nên chia sẻ với huấn luyện viên những lưu ý đặc biệt của bé nước như (bé đã đừng bị đuối nước hụt, bé từng bị ngã xuống nước hay bé đặc biệt sợ nước vào mắt, bé có chút tăng động nhẹ…..) Tất cả những chia sẻ này giúp cho huấn luyện viên có cách tiếp cận với trẻ tốt hơn và học nhanh tiến bộ hơn.
- Tập riêng biệt từng kỹ năng cho đến khi trẻ thành thạo các kỹ năng dời sau đó sẽ học phối hợp thành kiểu bơi hoàn chỉnh
- Tránh đạp chân quá rộng làm lực đạp khiến người lướt không được nhanh trong nước
- Không nên ngẩng đầu quá cao
- Tránh quạt tay quá rộng sang ngang
3. Lưu ý khi dạy trẻ bơi ếch
- Phải khởi động và thả lỏng trước khi xuống nước
- Luôn có người theo sát an toàn
- Bể bơi có mực nước phù hợp với chiều cao của trẻ
- Trang bị đầy đủ đồ bơi (kính, mũ, quần áo bơi phù hợp)
- Tạo tậm lý thoải mái cho bé
- Thời gian học bơi phù hợp (không nên kéo dài quá 60p)
- Lựa chọn địa điểm bơi với chất lượng nước đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ
Lifeswim hy vọng đã giải đáp các thắc mắc của ba mẹ về độ tuổi bé học bơi ếch và học như thế nào. Ba mẹ có thể tham khảo và đưa ra lựa chọn phù hợp cho bé nhà mình. Nếu có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến bơi sinh tồn hay việc học bơi trẻ em, ba mẹ có thể liên hệ trực tiếp qua website Lifeswim hoặc gọi HOTLINE để được trả lời và tư vấn về việc học bơi cho trẻ nhé!